Chăm sóc trẻ hen suyễn hiệu quả


Hen suyễn là một căn bệnh quan trọng luôn được quan tâm đúng mức. Với đối tượng trẻ em, hen suyễn được xem là một dạng bệnh hô hấp mãn tính rất thường gặp với tỷ lệ gấp đôi người lớn. Vậy, đâu là cách chăm sóc hiệu quả giúp trẻ vượt qua những cơn hen, tránh gây nguy hiểm?

Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ

Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc cho trẻ bị hen, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh hen là gì. Qua đó, quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ sẽ hiệu quả hơn.

  • Yếu tố cơ địa và sức khỏe: với các bé có cơ địa dị ứng, dễ bị nổi mề đay- chàm, bé hay bị viêm mũi dụ ứng tái đi tái lại hoặc một số bệnh dị ứng khác; trẻ có hệ cơ quan không điều hòa như tỳ, phế, thận..…. thường có nguy cơ hen suyễn cao hơn.
  • Yếu tố di truyền: trẻ có ba hoặc mẹ đã từng bị hen suyễn sẽ dễ mắc bệnh này hơn các trẻ khác.
  • Yếu tố môi trường: không gian sống quá nhiều khói bụi, lông động vật như chó mèo, nhiều vi sinh vật…. cũng có thể gây nên bệnh hen suyễn ở trẻ.

hen2

Dấu hiện hen suyễn ở trẻ

  • Trẻ có cảm giác nặng ngực, khó thở hoặc phải gắng sức để thở.
  • Ho lâu, dai dẳng và thường nặng hơn về đêm, đôi khi ho đến ói, giữa cơn họ có lẫn những tiếng rít.
  • Ho tái đi tái lại.

Cách tránh hen suyễn cho trẻ

hen1

  • Tránh để thú nuôi chạy nhảy trong nhà, tránh bay lông xung quanh, giảm khởi phát cơn hen.
  • Không hút thuốc lá trong nhà và khu vực gần trẻ.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc xịt phòng, thuốc diệt côn trùng.
  • Tráng khói nhang cũng như các chất nặng mùi trong nhà.
  • Hạn chế trải thảm, đặc biệt là thảm lông có nguy cơ giữ bụi nhiều và lâu.
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, đặc biệt khu vực ngủ và sinh hoạt của trẻ.
  • Thường xuyên để nhà cửa thoáng đãng, mát mẻ, hấp thu không khí trong lành và ánh nắng tự nhiên trong những khung giờ thích hợp.

Điều cần làm khi trẻ lên cơn hen

bìa

  • Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cơn hen sắp đến để có sự chuẩn bị tốt nhất, như: khò khè, ho, khó thở và thức giấc về đêm.
  • Sử dụng thuốc cắt cơn hen kịp thời cho trẻ theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi.
  • Đưa đi cấp cứu khi thuốc cắt cơn không hiệu quả hoặc chỉ tác dụng cấp thời trong khoảng thời gian ngắn, nói năng không chủ động, cánh mũi phập phồng, môi và đầu ngón tay tím tái.

Với những lưu ý trên đây, nuoicuti hy vọng có thể giúp các mẹ phần nào hiểu rõ và chăm sóc con yêu tốt hơn khi bé bị lên cơn hen, gây ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hằng ngày.