Rung lắc trẻ dưới 2 tuổi, nên hay không?


Rung lắc trẻ dưới 2 tuổi là vấn đề luôn được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm trong suốt quá trình chăm sóc con nhỏ. Hành động này sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho hệ thần kinh và sự phát triển của trẻ nhỏ. Những chia sẻ dưới đây sẽ chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng từ hành động tưởng chừng rất đơn giản này.

Khái niệm Hội chứng trẻ bị rung lắc

11 2

Đây là một khái niệm không quá mới mẻ trong cộng đồng nuôi dạy trẻ. Shaken Baby Syndrome- SBS là tên gọi cho hội chứng này, hay còn gọi là chứng tổn thương não lạm dụng, có khả năng gây nên những tổn thương thần kinh tai hại, thậm chí gây tử vong cho trẻ nhỏ.

Bệnh thường xảy ra với các bé dưới 2 tuổi, đặc biệt là trong 8 tháng đầu đời bởi các đặc điểm phát triển cơ thể. Với kích thước đầu khá nặng,chiếm đến 1/4 trọng lượng cơ thể nhưng chưa phát triển toàn diện về cấu trúc, dịch não tủy bao bọc xung quanh não bộ, việc xuất hiện các chấn thương khi bị rung lắc mạnh là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tác hại của việc rung lắc mạnh trẻ nhỏ

444

  • Khối não di chuyển theo quán tính, có thể va mạnh vào hộp sọ, làm não trẻ bị sưng phù và tăng áp lực nội sọ, gây nên tổn thương các mạch máu trong não.
  • Trẻ chậm phát triển tinh thần, suy giảm khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, chậm phát triển kỹ năng thông dụng.
  • Tổn thương não bộ cùng các cơ quan thần kinh quan trọng, thậm chí gây giảm thị lực, liệt thần kinh, co giật.
  • Gây tử vong nếu rung lắc quá mạnh hoặc kéo dài.

Biểu hiện của trẻ bị ảnh hưởng bởi việc rung lắc

22 3

Sau khi rung lắc trẻ với dao động mạnh hoặc sau thời gian dài, nếu phát hiện trẻ có một trong các biểu hiện sau, cần phải nghĩ ngay đến các tổn thương do hành động rung lắc gây ra:

  • Giảm sự linh hoạt, giảm tương tác với người đối diện và mọi vật chung quanh.
  • Ngủ gà ngủ gật, lờ đờ, mệt mỏi.
  • Thị lực kém hơn.
  • Hay xuất hiện tình trạng nôn mửa, co giật.
  • Trẻ tím tái, khó thở, hôn mê_ đây là biểu hiện cực kỳ nghiêm trọng cần phải được can thiệp y tế ngay lập tức.

Cách phòng tránh hội chứng rung lắc trẻ

  • Những người chăm sóc phải tự rèn thói quen kiềm chế cảm xúc, tránh để bị chi phối bởi sự phiền não hoặc bực tức và đổ dồn lên trẻ.
  • Không vui đùa với con trẻ bằng hành động tung hứng.
  • Không bế thốc ngược trẻ xuống hoặc xốc lên quá gấp gáp.
  • Không đánh hoặc tát mạnh vào mặt trẻ (bao gồm phần đầu, tai và đặc biệt là hai bên thái dương).

Với những chia sẻ trên đây, nuoicuti.com mong rằng bố mẹ sẽ chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.