Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện


Sau khi trẻ được sinh ra ở bệnh viện và đưa về nhà, có rất nhiều vấn đề mà mẹ và những người trực tiếp chăm sóc cần phải quan tâm chú ý. Để làm được điều đó, những kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ đúng cách là điều đầu tiên cần phải nắm vững và thực hiện chính xác.

Theo dõi thân nhiệt của trẻ

nct2 3

Thân nhiệt của trẻ thường không giống với người trưởng thành. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có khả năng bị hạ thân nhiệt ngay cả vào mùa hè nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, mẹ cần phải đặc biệt chú ý theo dõi thân nhiệt của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Nhiệt độ bình thường: trong khoảng 36.5 đến 37.2 độ C  (nếu kẹp nhiệt tại nách).
  • Nhiệt độ trên 37.5 độ C: bắt đầu có dấu hiệu sốt, cần cho trẻ nằm trong phòng thoáng, hạn chế mặc quá nhiều quần áo, dùng khăn ấm chườm cho trẻ ở các vùng nách, bẹn. Nếu nhiệt độ vượt lên hơn 38.5 độ thì việc theo dõi và thăm khám tại bệnh viện là tốt nhất.
  • Nhiệt độ dưới 36 độ C: trẻ bị hạ thân nhiệt, cần được ủ ấm tích cực. Phương pháp tốt nhất trong tình huống này là da tiếp da.

Theo dõi tình trạng hô hấp

Không chỉ là cách thở, nhịp thở mà cả màu da của bé cũng là điều bố mẹ cần quan tâm triệt để bởi nó phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe trong giai đoạn đầu đời của các bé. Một số biểu hiện dưới đây cho thấy bé cần được kiểm tra để khắc phục kịp thời.

  • Trẻ thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc chậm hơn 40 lần/phút, nhịp thở không đều, tiếng thở có âm rít, đồng thời lồng ngực có biểu hiện bất thường.
  • Nước da trẻ tái nhợt, hơi ngã màu tím hoặc vàng da là những biểu hiện cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
  • Trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi hoặc ho nhiều, đặc biệt là trường hợp có lẫn tiếng khò khè: xử lý đơn giản bằng nước muối sinh lý, đồng thời cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra.

Theo dõi và chăm sóc tổng quát

  • Thường xuyên chăm sóc rốn cho trẻ thật cẩn thận: giữ vệ sinh tuyệt đối vùng da quanh rốn, tránh bó chặt, nhất là khi rốn chưa rụng.
  • Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm dù thời tiết đang là mùa hè.
  • Chăm sóc răng miệng đều đặn và kỹ lưỡng bằng nước muối sinh lý.
  • Theo dõi và thực hiện đúng, đủ lịch tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.
  • Theo dõi tình hình phát triển cân nặng, các biểu hiện khác về vùng đầu, mắt và tất cả các bộ phận chi tiết trên cơ thể trẻ. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào lạ thì phải đưa đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng biểu đạt cảm xúc, do đó các bé chỉ có thể thông qua tiếng khóc và các phản ứng cụ thể của cơ thể để chỉ ra các dấu hiệu bệnh, nếu có. Do đó, bố mẹ cần quan tâm chăm sóc và theo dõi thật kỹ mọi biểu hiện của con yêu để có cách xử lý hiệu quả.

Exit mobile version