Những điều cần biết về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em


Hiện nay không ít trẻ nhỏ đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ, điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như sức khỏe của bé. Vậy mẹ đã biết gì về chứng rối loạn giấn ngủ ở trẻ em hay chưa, triệu chứng, cách phòng ngừa cũng như giải pháp để giúp bé yêu thoát khỏi tình trạng này. Hãy tham khảo bài viết này để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích mẹ nhé!

Dạo gần đây có rất nhiều cha mẹ tỏ ra lo lắng, hoang mang khi thấy con hay bị mộng du khi ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày nhưng lại khó vào giấc ngủ vào buổi tối, hay quấy khóc, nghiến răng và thậm chí là mê sảng. Vậy trẻ có đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ? Bố/mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Những triệu chứng nhận biết trẻ bị rối loạn giấc ngủ 

Ở trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 1 tuổi tình trạng ngủ ngày cày đêm, quấy khóc vào ban đêm khá phổ biến, nhưng khi thấy bé có những triệu chứng này lặp lại thường xuyên thì cha mẹ nên quan tâm bé nhiều hơn vì rất có thể bé yêu đang gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.

  • Bé hay bị mộng du, bỗng dưng bật dậy, đi lại hoặc làm các hoạt động mà không hề ý thức được.
  • Trẻ thường xuyên nghiến răng vào ban đêm là một dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
  • Bé nói và cười trong khi ngủ một cách vô thức, hay còn gọi là mê sảng.
  • Nếu trẻ từ 8 – 12 tuổi liên tục đi tiểu vào ban đêm, đái dầm ra giường mà không hề hay biết.
  • Bé hay bị hoảng sợ trong giấc ngủ, giấc ngủ ngắn rồi giật mình dậy quấy khóc, biểu lộ sự sợ hãi và bồn chồn.
  • Giấc ngủ của bé bị đảo lộn, bé rất hay buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại khó ngủ, hoặc ngủ rất ít vào ban đêm.

nct2

4 nguyên nhân chính gây nên chứng rối loạn giấc ngủ của bé

Để đưa ra được giải pháp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà bé gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia tâm lý việc trẻ có những triệu chứng mê sảng, ngủ ngày nhiều hơn ban đêm, cảm thấy hoảng sợ và tỉnh dậy khi đang ngủ thường xuất phát từ 4 lý do sau:

– Cha mẹ chuyển đổi môi trường sống mới, bé chưa kịp thích nghi với không gian sống mới, nhiều lạ lẫm, lo sợ.

– Bé đang gặp các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, hệ xương như thiếu can-xi, còi xương, thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ.

– Bé bị rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ. Bố mẹ cho bé ăn quá no, ăn nhiều chất đạm, tinh bột vào buổi tối khiến bé khó tiêu hóa, khó hấp thụ hết gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

– Từ 8 – 12 tuổi bé bắt đầu có ý thức, lúc này những nỗi lo âu không được giải tỏa khiến thần kinh căng thẳng, rối loạn giấc ngủ.

Tác hại khôn lường từ chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thì giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bé phát triển một cách toàn diện. Những bé ngủ đủ giấc, không bị giật mình, mộng du thường có thể trạng và sức đề kháng tốt hơn những bé bị rối loạn giấc ngủ. Hơn nữa còn gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng như:

  • Khi bị rối loạn giấc ngủ, ban đêm bé ngủ ít vì thế ban ngày sẽ hay ngủ gật, thiếu tập trung, căng thẳng thần kinh. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài bé rất dễ bị suy nhược cơ thể, kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ.
  • Ảnh hưởng về mặt tâm lý: Bé luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thụ động, không thích chơi đùa nói chuyện với bạn bè, thụ động, lo âu lâu dần dẫn tới chứng tự kỉ.
  • Rối loạn giác ngủ ở trẻ em còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường.
  • Hay đổ mồ hôi trộm khi ngủ, hệ miễn dịch suy giảm sức đề kháng yếu vì thế dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa.

Giải pháp giúp bé phòng tránh và thoát khỏi chứng rối loạn giấc ngủ

Hiện nay, tình trạng trẻ em mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ ngày càng gia tăng, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh cũng như giúp bé chấm dứt chứng bệnh này bằng những biện pháp tưởng như đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu đấy nhé!

– Đầu tiên, mẹ hãy tạo cho bé một không gian ngủ yên tĩnh, ấm áp. Nếu trẻ đang còn nhỏ hãy để bé ngủ chung với mẹ. Để đèn sáng vừa phải giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn là bật đèn quá sáng.

– Trong phòng ngủ của bé không nên để các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, tắt hết chuông điện thoại, bộ phát wifi…

– Hãy tập cho bé một khung giờ ngủ cố định, ngủ sớm, đi ngủ đúng giờ sẽ giúp bé tránh được chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.

– Trước khi đi ngủ hạn chế cho trẻ ăn quá no, cũng không để trẻ bị đói sẽ khó đi vào giấc ngủ và dễ bị tỉnh giấc vào lúc nửa đêm.

– Bố mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho bé, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất sắt, các loại vitamin cần thiết khác.

– Bên cạnh đó, giường, chiếu và gối của bé nằm cần thường xuyên giặt giũ, thơm mát tạo cảm giác êm ái, thoải mái.

– Nếu bé khó vào giấc ngủ tại sao mẹ không ở bên vỗ về, âu yếm, hát ru bé ngủ hay kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bố mẹ biết được những triệu chứng, nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ cũng như giải pháp để tạo cho bé giấc ngủ ngon, tránh các tác hại không mong muốn.

Exit mobile version