Chuẩn bị tâm lý lần đầu làm mẹ
Trong lần đầu tiên làm mẹ, ắt hẳn rất nhiều chị em cảm thấy lo lắng, sợ mình sẽ có sơ sót trong cách chăm sóc bé. Chuẩn bị tâm lý lần đầu làm mẹ là điều cần thiết để không quá bỡ ngỡ khi trẻ chào đời.
Khi lần đầu chào đón một đứa trẻ ra đời, chắc chắn sẽ không khỏi cảm thấy hồi hộp, lo lắng và thấy mình không có kinh nghiệm gì nên nhiều mẹ khá là “khủng hoảng”. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá căng thẳng, sợ hãi, sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Sẽ có một số điều mà bạn cần lưu ý trước khi có con đầu lòng:
- Những tháng đầu tiên, trẻ sẽ ngủ rất nhiều. Không chỉ ngủ nhiều bé còn đòi bú liên tục. Thời gian này, khi bé khóc sẽ thường rơi vào hai nguyên nhân: Bị ướt hoặc bị đói. Khi bé khóc mẹ nên kiểm tra ngay mông xem bé có bị ướt không. Nếu không thì có thể trẻ đang đói.
- 6 tháng đầu đời tốt nhất là bé được bú mẹ hoặc hỗ trợ thêm sữa công thức. Có thể cho bé uống thêm nước đun sối, còn lại các mẹ không nên cho bé uống các loại nước khác như trái cây, sữa bò,…
- Khoảng 2-3 tháng đầu có nhiều trẻ sẽ khóc, vặn mình rất nhiều. Nhiều trẻ vặn đến cong người, đỏ mặt. Nhưng qua khoảng thời gian này, khi được bổ sung đầy đủ canxi và tắm nắng, trẻ sẽ hết, các mẹ không quá lo lắng.
- Với các bé trai, các mẹ rất dễ phát hiện khi trẻ chuẩn bị tè. Khi chiếc “vòi” có hiện tượng cứng và “ngẩng lên”. Bạn cũng chú ý, mỗi lần mở bỉm, bé trai thường rất hay tè, do vậy nên cẩn thận lót thêm một chiếc khăn chống thấm để không ướt giường chiếu.
- Bế trẻ sơ sinh: Phần đầu và cổ trẻ sơ sinh thường rất yếu vậy nên khi bế trẻ thường phải nâng cả vùng đầu và cổ trẻ. Cần đặc biệt cẩn thận.
- Cần ẵm bé trên tay thay vì bế bên hông bé trong ít nhất 6 -8 tháng đầu để tránh tình trạng chân trẻ bị vòng kiềng.
- Không nên rung lắc mạnh bé sơ sinh: Nhiều bố mẹ việc thường có thói quen ru con ngủ, cưng nựng con bằng những động tác rất mạnh. Bạn chỉ nên đung đưa nôi nhẹ nhàng, không rung lắc trẻ bởi não bé rất yếu, sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của con.
- Sẽ rất tốt nếu mẹ học cách massage cho trẻ.
- Dùng dầu cho trẻ xoa chân bé vào ban đêm sau đó mang tất cho con sẽ giúp bé ngăn ngừa được bệnh cảm lạnh, sổ mũi.
- Nên mua quần áo rộng hơn 1 số, có nút phía trước, 1 bên thay vì áo chui cổ để dễ dàng thay cho bé sơ sinh.
- Các bé rất chóng lớn nên các mẹ không nên đầu tư quá nhiều quần áo cùng số cho bé 1 lần. Chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn là bé đã không thể mặc vừa.
- Tạo nên thói quen ngay từ đầu cho bé. Nếu ôm ấp con quá nhiều cũng sẽ thành thói quen con luôn muốn được ôm ấp. Đến tháng thứ 6 trở đi bạn đã có thể tạo được thói quen phân chia giờ ngủ, giờ ăn dặm cho con.
Xem thêm: Nuoi cu ti