Cùng con yêu vượt qua tuổi nổi loạn dễ dàng


Bất kỳ trẻ nào cũng phải trải qua thời kỳ “nổi loạn” khiến bố mẹ loay hoay tìm cách khắc phục và thay đổi. Những sự thay đổi tính cách và tâm sinh lý của các bé ở giai đoạn này là một tất yếu của sự tiếp thu và phát triển từng ngày chứ không hẳn do trẻ ương bướng hay hư hỏng. Chỉ cần lưu ý những chia sẻ dưới đây, bố mẹ có thể cùng con yêu vượt qua được khoảng thời gian này rất dễ dàng.

Kiên nhẫn, bình tĩnh

nct2

Đây là yếu tố đầu tiên cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc con nhỏ mà bất kỳ bố mẹ nào cũng nên tự rèn luyện và huân tập thành thói quen cho mình. Nếu thấy trẻ khóc lóc khi không được thỏa mãn một sự vòi vĩnh nào đấy, hãy khoan quát tháo lớn tiếng hoặc đánh bé. Thay vào đó, bố mẹ có thể hướng sự chú ý của con yêu sang một sự việc hoặc sự vật khác trong phạm vi gần đó.

Trường hợp trẻ vẫn không ngừng khóc, thậm chí khóc lớn hơn và vòi vĩnh cho bằng được đồ vật mình đang muốn, hãy để trẻ một mình với một vài món đồ khác và giữ khoảng cách hợp lý để có thể quan sát trẻ một cách an toàn. Chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn khi ý thức được sẽ không được đáp ứng điều mình mong muốn, trẻ sẽ thôi khóc và hòa vào những hoạt động khác.

Không dạy dỗ lý thuyết quá nhiều

 

Với những trẻ bước vào giai đoạn 2-3 tuổi và bắt đầu có những dấu hiệu nổi loạn đầu tiên, mức độ nhận thức ngôn ngữ còn rất thấp, khó lòng hiểu được trọn vẹn những gì bố mẹ nói. Do đó, việc dạy dỗ hoặc giáo huấn quá nhiều lý thuyết suông không có tác dụng gì trong những trường hợp này.

Ngược lại, thay vào đó, bố mẹ hãy thể hiện bằng hành động. Hãy nhấn mạnh sự phản đối bằng âm giọng vừa đủ, dứt khoác, không cười đùa để trẻ tự biết cần phải dừng lại.

Cảnh báo sự nguy hiểm

Bên cạnh các hành vi nổi loạn như vòi vĩnh, bướng bỉnh, trẻ còn có xu hướng tìm tòi, khám phá mọi thứ chung quanh. Vì vậy, với những thiết bị điện, các vật dụng bén nhọn có thể gây nguy hiểm, bố mẹ nên để xa tầm với của trẻ. Đồng thời, việc cảnh báo nguy hiểm ngay từ đầu là vô cùng cần thiết. Các hành vi cảnh báo được lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ ý thức được đâu là đồ vật không nên chạm vào.

Giai đoạn nổi loạn là khoảng thời gian trẻ học thêm được nhiều thứ, từ các kỹ năng sống cho đến sự hình thành tính cách. Vì vậy, bố mẹ cần thật sự kiên nhẫn để hiểu được những mong muốn của trẻ và có hướng xử lý phù hợp trong từng tình huống nhất định.

Exit mobile version