Những điều cần biết về triệu chứng “sặc” ở trẻ nhỏ


Trẻ nhỏ thường rất dễ bị tổn thương và nguy hại sức khỏe bởi một số triệu chứng cơ bản thường gặp trong cuộc sống. Trong số đó, sặc là một trong những vấn đề thường xảy ra ở trẻ nhỏ và làm không ít bố mẹ lo lắng, lúng túng.

Sặc và các nguyên nhân

222

Sặc được xem như một cấp cứu tối cấp có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Trẻ có thể bị sặc sữa, nước, thức ăn hoặc các chất trào ngược từ dạ dày. Lúc này, trẻ thường có phản xạ hít hơi và khóc to. Đây là lý do chủ yếu khiến các chất trào ngược lọt vào đường thở gây ngạt và đem lại hậu quả xấu nếu không được xử lý kịp thời.

Trẻ có thể bị sặc bởi các nguyên nhân:

  • Cho bé ăn uống, bú sữa không đúng tư thế.
  • Đùa giỡn hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn hoặc bú no, làm thức ăn trào ngược.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc

  • Khi trẻ trớ hoặc trào ngược sữa lên miệng, thậm chí lên mũi, việc đầu tiên cần làm là mẹ phải nâng đầu trẻ lên đồng thời nghiêng về một bên. Việc làm này sẽ tránh không cho các chất trào ngược lọt vào đường thở và đường ống dẫn đến tai; tránh gây ngạt thở và viêm tai cho trẻ.
  • Nếu trẻ đã bị sặc, hãy gọi cấp cứu nhanh nhất. Đồng thời trong lúc đó, mẹ hoặc bố hoặc bất kỳ đối tượng chăm sóc nào cần tiến hành vỗ lưng hoặc hút miệng mũi cho trẻ. Thao tác phải dứt khoác, nhanh chóng với lực vừa đủ. Quá trình sơ cứu phải làm nhẹ nhàng, vừa đủ để xử lý triệu chứng sặc, không làm ảnh hưởng đến trẻ.

Phòng tránh sặc cho trẻ

 

  • Cho trẻ ăn, uống đúng tư thế, không nên cho trẻ nằm khi ăn uống bất kỳ thứ gì.
  • Không nên cho trẻ nằm ngay sau khi ăn hoặc bú.
  • Tránh không cho trẻ vận động mạnh sau khi vừa bú hoặc ăn no.
  • Không đút sữa, nước hoặc thức ăn khi trẻ đang trong cơn khóc.
  • Không nên cho trẻ nằm trong tư thế chân cao hơn đầu.
  • Luôn luôn quan sát trẻ cẩn thận sau khi ăn hoặc uống, nhất là trong những tháng mới sinh.

Với những lưu ý trên đây, bố mẹ có thể hạn chế được thấp nhất các ca sặc của trẻ, đảm bảo cho sức khỏe, tính mạng và sự phát triển của con yêu.

Exit mobile version