Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà


Trẻ em thường là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm bệnh sởi rất cao với những biến chứng không thể lường trước được. Do đó, mỗi trẻ từ 9 tháng tuổi đã được hướng dẫn tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng ngừa bệnh sởi nhằm tránh được sự xâm nhập của bệnh trong hành trình phát triển. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa tất cả trẻ đã tiêm vắc xin sẽ không bao giờ bị nhiễm sởi. Với những chia sẻ dưới đây, nuoicuti.com sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc cho trẻ bị bệnh sởi ngay tại nhà.

222222222222222222

Những điều cần biết về bệnh sởi

  • Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, bao gồm các triệu chứng rõ rệt như phát ban, sổ mũi, ho, mắt đỏ và sốt. Bệnh không chỉ xảy ra với trẻ em mà cả người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với mầm bệnh khi hệ miễn dịch yếu.
  • Sởi lan truyền thông qua dịch tiết mũi họng của người bệnh. Khi một người bình thường hít phải luồng không khí có chứa mầm bệnh thoát ra từ người bệnh sẽ dễ dàng bị lây nhiễm.
  • Sởi có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề đến nhiều bộ phận cơ thể: viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm phổi, thậm chí là viêm não và gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như tử vong.

Cách chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

  • Trẻ bị sởi phải được nằm cách ly trong phòng riêng, tránh gió.
  • Người chịu trách nhiệm chăm sóc phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay chân sạch sẽ trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.
  • Tránh tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Tránh kiêng tắm, kiêng gió quá mức.
  • Bổ sung dinh dưỡng và các loại vitamin hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ốc và các vật dụng đến mức tối đa.
  • Cho trẻ đi viện nếu các dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng: sốt cao liên tục, khó thở, mất nước vì tiêu chảy, ho nhiều,…..

Như vậy, không quá khó để chăm sóc trẻ tại nhà khi bị nhiễm sởi. Tuy nhiên, tốt hơn hết vẫn nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin khi 9 tháng và 18 tháng tuổi để đạt hiệu quả bảo vệ cao hơn.

Exit mobile version