Cách nhận biết và khắc phục khi trẻ chậm nói


Mỗi đứa trẻ sẽ có những bước phát triển khác nhau về thể chất và các kỹ năng. Trong số đó, kỹ năng nói là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá khả năng tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số cách nhận biết và khắc phục khi trẻ chậm nói để bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt nhất.

trechamnoi

Khái niệm về chứng chậm nói

Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng âm thanh với các thành tố phát âm, giọng nói và sự lưu loát.

Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện ý muốn cũng như tiếp nhận thông tin qua cử chỉ điệu bộ hoặc lời nói.

Chậm nói là sự phát triển bất thường của ngôn ngữ. Nói cách khác, khả năng tiếp thu và biểu đạt ngôn ngữ của trẻ thường diễn ra chậm hơn so với trẻ khác cùng trang lứa.

Dấu hiệu trẻ chậm nói

trechamnoi2

Để phát hiện trẻ có rơi vào nhóm chậm nói hay không, bố mẹ hãy chú ý đến các giai đoạn sinh lý của con yêu và tập trung vào các đặc điểm sau đây:

  • Giai đoạn 3 – 7 tháng: trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh, không phát ra những âm thanh gừ gừ.
  • Giai đoạn 12 tháng: trẻ không có biểu hiện giao tiếp, không phát ra các âm cơ bản như ba- bà; các động tác tạm biệt, lắc đầu vẫn chưa thực hiện được dù đã hướng dẫn; trẻ có vẻ không hào hứng với cảnh vật và mọi thứ xung quanh.
  • Giai đoạn 15 tháng: trẻ vẫn chưa thể nói được từ đơn, chưa biết cách trả lời bằng cử chỉ khi được hỏi những câu đơn giản, trẻ không phản ứng hoặc không hiểu những yêu cầu cơ bản như ăn, uống, đứng, đi…..
  • Giai đoạn 18 tháng: trẻ chưa phân biệt được một số bộ phận cơ thể, biết ít hơn 6 từ, chưa nhận định được những yêu cầu đơn giản.
  • Giai đoạn 19 – 24 tháng: trẻ không thể tự nói ra yêu cầu mà chỉ nhại lại lời người khác, ít ghi nhận sự giao tiếp ở trẻ, trẻ không thể phân biệt và biết được công dụng của một số đồ vật cơ bản.

Cách khắc phục trẻ chậm nói

trechamnoi1

Để cải thiện kỹ năng nói và tương tác giao tiếp của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện những việc sau:

  • Cho trẻ xem nhiều tranh ảnh trong sách báo, đồng thời giải thích, hướng dẫn cho trẻ.
  • Tăng cường giao tiếp trực tiếp, vừa giao tiếp vừa giới thiệu đồ vật hoặc hành động bằng lời.
  • Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại để giảm thiểu sự phụ thuộc và thụ động.
  • Khuyến khích trẻ nói bằng cách đặt câu hỏi và luôn nói chậm, nói rõ, không nhại tiếng trước mặt trẻ.
  • Khuyến khích trẻ tương tác, vui chơi với các trẻ cùng trang lứa hoặc nhỉnh hơn vài tuổi.
  • Thường xuyên kể chuyện, hát cho trẻ nghe để gia tăng vốn từ mà trẻ tiếp nhận được.
  • Cho trẻ đi thăm khám để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, chính xác.

Với những gợi ý trên đây, nuoicuti.com chúc bố mẹ đồng hành thật hạnh phúc cùng con yêu qua mỗi chặng đường phát triển, nhất là kỹ năng nói vô cùng quan trọng.