Làm gì với tuần khủng hoảng của trẻ?


Tuần khủng khoảng là gì? Phải làm thế nào để có thể cùng con yêu vượt qua các tuần khủng hoảng một cách dễ dàng và hiệu quả? Đó là trăn trở của rất nhiều mẹ khi đột nhiên thấy trẻ bỏ ăn, bỏ bú mặc dù vẫn vui chơi và hoạt động tích cực.

tu22222222

Khái niệm tuần khủng hoảng

Tuần khủng hoảng còn được hiểu là tuần phát triển các kỹ năng và tinh thần của trẻ. Đây là các giai đoạn quan trọng đánh dấu sự nhảy vọt trong các kỹ năng mới và sự phát triển trí não.

Mỗi bé sẽ có thời gian diễn ra các tuần khủng hoảng không hoàn toàn giống nhau, tùy vào cơ địa sức khỏe. Tuy nhiên, hầu như các bé đều phải vượt qua 10 kỳ khủng hoảng trong 2 năm đầu đời.

Mỗi tuần khủng hoảng sẽ có những giai đoạn khác nhau, tương ứng với mức độ tiếp cận và học hỏi những kỹ năng mới bao gồm: lẫy, bò, ngồi, đứng, tập đi. Qua giai đoạn này, mẹ sẽ phát hiện ra con yêu đã có thêm một kỹ năng mới trong hành trình trưởng thành từng ngày của mình.

tu111111111

Biểu hiện tuần khủng hoảng

Tùy vào từng tuần Wonrder Week khác nhau mà biểu hiện của các bé trong các tuần đó cũng không tương đồng. Ngoài ra, tùy thể trạng, tiến trình phát triển của mỗi bé mà sự chênh lệch về thời gian và mức độ khủng hoảng cũng dễ dàng nhận thấy. Tuy vậy, vẫn có một số điểm tương đương trong các tuần này và rất dễ dàng đoán biết như sau:

  • Trẻ đột nhiên chán ăn, biếng ăn, thậm chí bỏ bữa.
  • Sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột trong tâm trạng trẻ: dễ quấy khóc, ít ngủ, thức ngủ giữa chừng, biếng ăn,…..
  • Cảm giác bám mẹ nhiều hơn, sợ người lạ và trở nên nhút nhát đột ngột.
  • Có biểu hiện của sự ghen tị khi thấy người chăm sóc đột nhiên bồng ẵm, yêu thương đứa trẻ khác,….

tu444444444444

Cách xử lý và sống chung với Wonder Week

  • Luôn giữ trạng thái tinh thần bình tĩnh, vui vẻ, không áp lực khi trẻ đột ngột thay đổi tính tình, thói quen.
  • Theo dõi và nhận biết chính xác có phải trẻ đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không.
  • Tìm cách ứng phó hợp lý với những chuyển biến tâm lý, hành động của trẻ. Nếu trẻ không hợp tác bú mẹ, hãy vắt tay và cố gắng đút từng muỗng cho trẻ; nếu trẻ hay thức ngủ, hãy cho trẻ ngủ sớm để đảm bảo đủ giờ ngủ cần thiết mỗi ngày;…..
  • Nên sáng suốt để biết được lúc nào nên chiều theo ý trẻ, lúc nào nên để trẻ khóc khi không được đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi mà trước đây chưa từng biểu hiện.

Để sống chung và trải qua thời kỳ Wonder Week của con yêu một cách hiệu quả, đòi hỏi mẹ phải thật bình tĩnh và luôn luôn giữ trạng thái tâm lý thoải mái nhất. Có như vậy, quá trình chăm sóc con yêu mới ít áp lực và trở nên dễ dàng hơn.