Nên dạy trẻ phải ngoan hay để con vô tư sáng tạo?


Nên dạy con ngoan, nghe lời bố mẹ hay để con vô tư sáng tạo, phát triển tự nhiên như bé muốn? Điều này còn gây khá nhiều tranh cãi trong cộng đồng các bậc cha mẹ.

Ngoan là gì?

Trẻ ngoan theo quan niệm xưa nay của người Việt: trẻ con phải ngoan, phải nghe lời, không được cãi lại hay làm khác đi. Ba mẹ nói 1 thì con không được nói 2. Con làm khác đi tức là “hư”, là “không ngoan”. Nhiều bố mẹ luôn có sẵn tư duy áp đặt suy nghĩ lên con cái của mình.

hư1

Thật ra, theo các cuộc khảo sát, những đứa trẻ từ nhỏ đến lớn luôn “ngoan”, vâng lời bố mẹ thì khi lớn lên thường không có nhiều đột phá. Bởi trẻ từ đầu tới cuối không có được ý kiến riêng của mình, nghe theo sự sắp đặt từ cha mẹ mà không có được chủ kiến nên mãi bị lệ thuộc.

Bố mẹ cần hiều rằng, trẻ luôn cần được phát triển tư duy, được thoả sức sáng tạo và thử sức trong nhiều vấn đề. Đôi khi, tư duy bao bọc con lại là bước ngăn cản con có thái độ tự lập.

Có nhiều ví dụ, con ăn tay trái hay thường có thói quen vẽ vời thì bố mẹ lại bắt con phải ăn tay phải như tất cả mọi người và chấm dứt trò vẽ vời để tập trung vào việc học. Vậy đó, bố mẹ đang hướng con mình thành một cá thể giống với mọi người và phải học những sở thích khác mà hoàn toàn không định hướng cho con.

day1

Cách dạy con rất quan trọng, việc “ngoan” thế nào cần được định hướng ở một mức độ nào đó nhưng bố mẹ vẫn cần phải tôn trọn con và luôn khuyến khích con thể hiện quan điểm và sự sáng tạo thì mai này bé mới có một tư duy vượt trội hơn những người khác. Có lẽ bố mẹ từ khi trẻ còn nhỏ cần thay đổi tư duy của mình:

  • Để con tự đưa ra quyết định: Thay vì ra lệnh, bắt con làm theo thì mới ngoan, bạn hãy hướng dẫn, cung cấp thông tin, phân tích để trẻ hiểu rõ vấn đề và tự quyết định.
  • Để con làm điều con thích: Nếu vấn đề không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng đến ai, không trái đạo đức thì bố mẹ nên để bé tự do làm điều con thích. Con có thể tưởng tượng mình là nhân vật nào đó, có thể hoá thân thành người này hay người khác,…Bố mẹ đừng xem là trò lố mà mắng con nhé.
  • mắng1 1
  • Không trách cứ khi con phạm lỗi: Để hình thành một thói quen tốt không phải là một sớm một chiều. Với trẻ, mẹ càng trách cứ chỉ khiến con tìm lý do để biện hộ, bào chữa cho hành vi của mình. Các mẹ nên từ từ uốn nắn cho con.
  • Tôn trọng con: Con cũng là một cá thể. Khi bắt đầu tuổi lên 3 trẻ đã mơ hồ ý thức được bản thân và những vấn đề cảm xúc rất rõ ràng. Do vậy, bố mẹ cần có thái độ tôn trọng sở thích cũng như quyết định của con thay vì thờ ơ, không màng đến.

Dạy con “ngoan” hiện nay dường như đã trở thành một khái niệm không mấy phù hợp. Bởi chữ “ngoan” tước đi rất nhiều điều của trẻ. Bố mẹ hiện đại cần có sự thay đổi quan niệm để con “ngoan” trong những trường hợp nhất định thay vì nhất nhất buộc con nghe theo mình.