Mẹ nên làm gì khi con yêu hay sổ mũi, nghẹt mũi? Đây là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bởi sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu nên dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp trên, ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động vui chơi hằng ngày. nuoicuti.com sẽ cung cấp cho bạn một số cách để hạn chế tình trạng này.
Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi
Đây là cách làm vô cùng an toàn và hiệu quả khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu sổ mũi. Thực hiện 2-3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách làm:
Đặt trẻ nằm ngửa, nghiêng hẳn đầu trẻ về bên trái, nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi phải. Làm tương tự với mũi trái của trẻ.
Mát xa nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi và 2 bên khóe mũi trong khoảng 1 phút.
Dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng cẩn thận, đưa nhẹ nhàng vào mỗi bên mũi và thực hiện thao tác hút tùy theo cấu tạo của dụng cụ (hút bằng miệng, bóp bóng,….).
Chườm nóng hai bên tai
Các mẹ có thể dùng khăn sữa, vắt nước ấm và đặt ở hai bên tai của trẻ, liên tục trong vòng 10 đến 15 phút để giảm tình trạng nghẹt mũi.
Hai bên tai thường tập trung rất nhiều dây thần kinh nhỏ, có tác dụng điều tiết máu ở mũi. Do đó, khi gặp nhiệt đô cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi cho trẻ.
Mát xa bằng dầu tràm
Trước giờ ngủ, mẹ hãy thoa một ít dầu tràm vào lòng bàn chân và mát xa cho trẻ. Tác dụng của dầu tràm có thể giúp trẻ giảm các triệu chứng lạnh trong cơ thể và giảm biểu hiện sổ mũi.
Ngoài ra, mẹ nên thoa một ít dầu ở cổ áo của trẻ. Trong quá trình ngủ, trẻ có thể hít được mùi dầu và thông thoáng mũi trong trường hợp nghẹt mũi, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
Với những biện pháp rất đơn giản mà nuoicuti.com vừa chia sẻ, tin chắc rằng các mẹ sẽ có thêm những mẹo hay để chăm sóc con yêu bị sổ mũi, nghẹt mũi thật tốt.