Tăng động là một chứng bệnh trong khi hiếu động chỉ là một nét tính cách của bé. Vậy làm sao để phân biệt giữa trẻ tăng động hay trẻ hiếu động? Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy ở trẻ tăng động.
Tăng động hay còn được gọi là chứng bệnh ở dạng rối loạn tâm thần phức tạp ở trẻ. Trẻ vận động liên tục, cường độ mạnh, quá mức tuy nhiên trẻ lại không chú tâm, dễ mất tập trung, khó làm chủ được cảm xúc,…Những biểu hiện của bệnh tăng động nếu không phát hiện sớm, để đến sau này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp, hoàn thiện nhân cách ở trẻ. Vậy nên, bạn cần phân biệt được giữa chứng tăng động với cá tính hiếu động của bé để có bước điều chỉnh kịp thời.
Trẻ tăng động thường không chú ý
Trẻ tăng động cũng giống như đa phần nhiều bé khác thường rất nghịch ngợm. Nhất là các bé trai, các bé khó lòng ngồi yên được. Vậy làm sao để phát hiện bé có bị tăng động hay không? Để phát hiện được điều này, bạn cần phải quan sát kỹ. Trẻ tăng động hoạt động nhiều nhưng rất mất tập trung, hầu như bé không chú ý được vào bất kỳ việc mình làm, dễ bị tiếng động, lời nói làm xao nhãng. Bé dễ bỏ trò chơi để chơi món khác với một năng lượng lớn. Trong khi đó, trẻ hiếu động vẫn có một thái độ tập trung nhất định. Những món đồ chơi bé thích, bé vẫn tập trung chơi tốt và khá say mê.
Bé chậm nhận thức và phát triển ngôn ngữ kém
So với những trẻ đồng trang lứa, trẻ bị tăng động sẽ chậm nhận thức hơn. Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động bằng khả năng nhận thức cũng rất đáng để bạn xem xét. Với các bé này, bé cũng chậm phát triển về ngôn ngữ.
Bé bị rối loạn giấc ngủ, bồn chồn không yên
Người bé luôn trong trạng thái bồn chồn, không yên. Bé luôn rơi vào trạng thái hồi hộp. Giấc ngủ bị rối loạn cũng là một biểu hiện của trẻ bị tăng động. Nếu để lâu, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển trong giấc ngủ của trẻ.
Bé tăng động thiếu tập trung, không hoàn thành nhiệm vụ
Bé bị tăng động có biểu hiện thường thấy chính là khả năng tập trung cực kỳ kém. Bé không thể làm điều gì quá lâu mà không chuyển qua làm một việc khác. Chính vì thế, các nhiệm vụ giao cho trẻ thường không được hoàn thành.
Khi bé có một số những biểu hiện cụ thể ở trên, bố mẹ có thể đưa bé đi khám để có được kết quả chính xác nhất. Bạn nên kiên nhẫn với con. Tốt nhất, nên đặt ra những giới hạn an toàn đối với trẻ. Bạn có thể cho bé chơi các các trò chơi dành cho trẻ tăng động để giúp bé tập trung hơn. Bạn cũng có những thái độ rạch ròi cho trẻ như khen ngợi khi bé làm tốt hay có hình phạt khi trẻ làm điều sai trái.