Lưu ý khi cho trẻ bú


Cho con bú là một trong những thiên chức cực kỳ giá trị của người làm mẹ. Bởi trẻ sẽ được bảo vệ toàn diện khỏi nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường bên ngoài như bệnh tật, vi khuẩn,…. đồng thời giúp gắn kết tình cảm mẹ con ngày càng khắng khít. Quá trình này đòi hỏi mẹ phải thực sự chú ý đến một số điểm quan trọng như sau:

Không trêu đùa, trò chuyện khi cho trẻ bú

1567

Xác suất gặp nguy hiểm từ việc sặc sữa sẽ rất cao nếu mẹ vừa cho con bú vừa trò chuyện hoặc chọc trẻ cười. Trẻ thường luôn luôn tương tác khi được mẹ gợi chuyện. Do đó, tiếng cười của trẻ vào những thời điểm này sẽ cực kỳ nguy hiểm. Nguy cơ sữa tràn vào đường thở gây sặc, nghẹt thở, thậm chí dẫn đến tử vong.

Vì vậy, mẹ hoàn toàn không nên trêu đùa hay trò chuyện khi con yêu đang bú.

Không cho con bú khi đang tức giận

Khi một người rơi vào trạng thái tức giận sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, giải phóng các chất trung gian hóa học là noradrenalin và adrenalin làm cho huyết áp tăng cao, tim đập nhanh và loại sữa được tạo ra lúc này hoàn toàn không có lợi cho trẻ.

Nếu thường xuyên bú sữa này, một số cơ quan nội tạng quan trọng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, giảm khả năng kháng bệnh của tim, gan, thận, lá lách,…. Do đó, mẹ nên hạn chế sự nóng giận đến mức tối đa có thể.

1456

Không cho trẻ bú khi vừa tập thể dục

Khi vừa tập thể dục hoặc lao động nặng, toát nhiều mồ hôi thì các mẹ hoàn toàn không nên cho con bú. Bởi lúc này, lượng axit lactic được sản sinh rất cao khiến cho dòng sữa mẹ bị chua, ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ đồng thời gây nên cảm giác chán ăn.

Một lời khuyên cho mẹ là nên cho con bú sau ít nhất 30 phút kể từ khi ngừng tập thể dục và phải nặn bỏ 1 ít sữa đầu để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.

Không nên cho trẻ bú nằm

1345 1

Nhiều mẹ vì muốn thuận tiện, dễ dàng trong quá trình cho con bú, cũng như đảm bảo giấc ngủ của cả hai mẹ con nên thường chọn cách cho con bú nằm. Đây là tư thế bú không được khuyến khích.

Cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng và khá ngắn nên khả năng sữa chui vào ống tai khi bị sặc sẽ rất cao, gây ảnh hưởng đến tai của trẻ.

Mặt khác, việc cho trẻ bú nằm, đặc biệt vào đêm khuya- khi mẹ cũng đã khá thấm mệt có thể dễ rơi vào cơn buồn ngủ sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ có thể bị ngạt thở hoặc bị sặc mà mẹ hoàn toàn không ý thức được để xử lý kịp thời.

Như vậy, khi cho trẻ bú, mẹ nên lưu ý các điểm chia sẻ ở trên để vừa đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho con yêu.