Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và cách điều trị


Một số trẻ sơ sinh mắc phải bệnh chàm gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sống thường nhật. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc đúng để giúp trẻ vượt qua bệnh chàm một cách hiệu quả, dễ chịu.

Khái niệm chàm ở trẻ sơ sinh

16

Bệnh chàm là một triệu chứng phát ban trên da, thường gặp ở vùng đầu hoặc mặt, cũng có khi xuất hiện ở một số bộ phận khác trên khắp cơ thể trẻ, như: cẳng chân, cánh tay, ngực, khuỷu tay, cổ tay, thậm chí là đầu gối.

Biểu hiện:

  • Nhiều mụn nhỏ xuất hiện tại một hoặc nhiều vùng da khác nhau.
  • Hình thành các vùng da khô, có vảy, có thể rỉ nước hoặc dày lên.
  • Cảm giác ngứa rát và có khả năng để lại sẹo nếu gãi mạnh.

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ

123

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm dưới 5 tuổi.

  • Thiếu hụt một số chất trong tế bào mỡ, yếu tố bảo vệ da vì thế bị sụt giảm, trở nên khô và vi trùng, vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập.
  • Tính di truyền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự có mặt của bệnh chàm trên da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tình trạng đổ mồ hôi hoặc bị ủ ấm quá mức khiến các tế bào da bị bí.
  • Tiếp xúc trực tiếp với nhiều chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích như hóa chất, vải len, thực phẩm gây dị ứng,….
  • Một số khuyết tật sẵn có trên da.

Cách điều trị bệnh chàm

134

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có thể áp dụng cách điều trị khác nhau.

  • Bệnh nhẹ: giảm ngứa cho trẻ bằng nước ấm để hạn chế tình trạng gãi, sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh bị khô da trầm trọng dẫn đến chàm.
  • Bệnh nặng: cho thăm khám tại các bác sĩ có chuyên môn và sử dụng thuốc điều trị theo đúng đơn kê, không lạm dụng nhưng cũng không được ngắt liều đột ngột.