Mẹ nên làm gì để con tiêm phòng không bị sốt


Tiêm phòng vắc xin cho trẻ vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, một số loại vắc xin gây tác dụng phụ làm trẻ bị sốt, đau ở vết tiêm và quấy khóc. Vậy, các mẹ cần làm gì để con yêu thoải mái hơn và không bị sốt sau khi tiêm phòng??

Ăn lá tía tô cho con bú

Trước ngày đi tiêm phòng cho trẻ, các mẹ nên nhai sống một vài lá tía tô đã rửa sạch và cho trẻ bú. Tùy theo khả năng mà các mẹ có thể ăn nhiều hoặc ít. Chất kháng viêm có trong thành phần lá có thể phòng tránh hoặc giảm bớt những cơn sốt sau khi tiêm vắc xin, giúp con yêu thoải mái vui chơi.

ltt

Trường hợp trẻ chỉ uống sữa ngoài, mẹ có thể vắt một ít nước cốt tía tô, hòa với ít nước lọc ấm và cho trẻ uống 2-3 lần/ngày, thực hiện trong 2 ngày trước khi tiêm phòng.

Chườm mát vào vết tiêm

Sau khi chích ngừa, mẹ có thể dùng một chiếc khăn sữa sạch, nhúng vào nước ấm, vắt khô, để nguội và đắp xung quanh vết tiêm của trẻ. Lưu ý, không đắp trực tiếp lên miệng vết tiêm, tránh để bụi bẩn và bất cứ loại vi khuẩn nào tiếp xúc vết tiêm, ngăn tình trạng viêm nhiễm.

Hoặc mẹ có thể dùng chai nước hoặc bình sữa của trẻ, cho nước ấm vào và lăn đều xung quanh vết tiêm. Các mẹ nhớ kiểm tra độ nóng sao cho thích hợp với làn da non nớt của trẻ.

Lau mát và cho trẻ dùng thuốc

Trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng, mẹ đừng vội cho con yêu uống thuốc.

thuoc1

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ, mẹ hãy dùng khăn ấm lau người cho con, tập trung vào 5 điểm là trán, hai bên nách và hai bên bẹn. Tốt nhất không nên lau trước ngực và phần lưng ngay vị trí của phổi, tránh tình trạng nhiễm lạnh, viêm phổi ngược, sẽ lại càng hại hơn cho sức khỏe của trẻ.

Mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trẻ trên 38,5 độ với liều lượng thích hợp và chỉ được dùng liều kế tiếp sau 4 giờ.

Lưu ý:

  • Mẹ không nên sử dụng khoai tây hay bất cứ phương pháp dân gian nào để chườm, đắp lên vết tiêm của trẻ, tránh trường hợp nhiễm khuẩn sẽ gây hại cho con yêu.
  • Khi trẻ đang mệt hoặc có dấu hiệu bệnh thì không nên đi tiêm vắc xin hoặc phải thông báo cụ thể cho các nhân viên y tế có trách nhiệm để được kiểm tra cẩn thận.

sot2

  • Mẹ cũng lưu ý không nên tắm cho trẻ ngay sau chích ngừa, tránh để nước bẩn xâm nhập vào vết tiêm, gây hậu quả không tốt.
  • Trường hợp trẻ vẫn sốt cao sau khi dùng thuốc hoặc có những biểu hiện nghiêm trọng như: co giật, tím tái,…. thì cần phải đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được xử lý và chăm sóc kịp thời.

Chúc các mẹ luôn thông thái để chăm sóc con yêu thật tốt!