Trẻ ăn dặm thế nào là đúng?


Thông thường, sau thời gian bú mẹ hoàn toàn, các bé sẽ được làm quen với việc bổ sung thêm thực phẩm bên ngoài, hay còn gọi là giai đoạn “ăn dặm”. Vậy, ăn như thế nào với liều lượng ra sao để trẻ dễ thích nghi, tốt cho sức khỏe và quá trình tiêu hóa? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ một vài lưu ý quan trọng liên quan đến việc ăn dặm của trẻ.

dddddđ2

Thời điểm thích hợp để ăn dặm

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường chưa hoàn thiện, do đó khó lòng thu nạp những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Đến tầm 6 tháng, khi hệ tiêu hóa đủ khả năng để tiếp nhận những nguồn thực phẩm mới, lạ, đồng thời để đáp ứng hiệu quả nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày, trẻ có thể bắt đầu quá trình ăn dặm ngay tại thời điểm này.

Tuy nhiên, vẫn có những trẻ chưa thực sự sẵn sàng khi được cho ăn dặm mặc dù đã chạm mốc 6 tháng. Vậy, nhận biết sự sẵn sàng hợp tác của trẻ như thế nào cũng là một vấn đề cần quan tâm.

dddddđ3

Biểu hiện của trẻ sẵn sàng ăn dặm

  • Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn khi được người lớn cho ăn hoặc có biểu hiện muốn được ăn khi nhìn thấy người lớn ăn, ví dụ: chép miệng, nuốt nước bọt,….
  • Trẻ không còn phản xạ đẩy vật lạ ra khỏi miệng như những tháng đầu đời thường chỉ tiếp nhận ti mẹ.
  • Trẻ có thể giữ thẳng đầu.
  • Trẻ biết đưa môi dưới ra trước để nhận thức ăn từ thìa (muỗng).

Ăn dặm đúng cách như thế nào?

Có một số nguyên tắc cần phải thực hiện khi cho trẻ ăn dặm, vừa hiệu quả, vừa tránh được những ảnh hưởng không tốt đến vấn đề tiêu hóa và hấp thu của trẻ, cụ thể như sau:

dddddđ4

  • Ăn từ loãng đến đặc: đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Bởi trẻ đã quen với việc tiêu hóa sữa, việc tiếp nhận thức ăn mới phải từ tốn. Nếu thức ăn quá đặc, trẻ sẽ khó nuốt và khó tiêu hóa một cách dễ dàng.
  • Ăn từ ít đến nhiều: tương tự như trên, nếu ngay từ bước đầu ăn dặm đã được cho ăn quá nhiều sẽ dễ gây ra hiện tượng biếng ăn ngay lập tức và ảnh hưởng không tốt đến khả năng tiêu hóa của trẻ.
  • Đủ định lượng dinh dưỡng: nên cho trẻ ăn đa dạng, không nên chỉ cố định một loại thức ăn quá lâu dù áp dụng bất kỳ phương pháp ăn dặm nào từ ăn dặm truyền thống, ăn dăm kiểu Nhật hay tự chỉ huy.
  • Không nêm gia vị vào thức ăn dặm của trẻ: nên cho trẻ ăn dặm bằng hương vị tự nhiên vốn có của từng loại thực phẩm. Tuyệt đối không nêm mắm, muối vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi.
  • Không cho trẻ đi ăn rong hoặc vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hay chạy nhảy lung tung: trẻ cần được ngồi cố định 1 vị trí trong suốt giai đoạn ăn dặm và cả sau đó. Việc làm này giúp hình thành thói quen tốt, đồng thời có ích trong việc gia tăng hiệu quả của việc ăn dặm và hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Không ép trẻ ăn: hãy luôn nhớ trẻ chỉ đang ăn dặm, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Do đó, không nên ép trẻ ăn, tránh dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý và bệnh lý.

Chỉ cần lưu ý những chia sẻ trên, các bé sẽ hợp tác và quá trình ăn dặm sẽ cực kỳ dễ dàng, cực kỳ hiệu quả.