Cha mẹ không nên nói gì với con trẻ


Trẻ con thường hiếu động, nghịch ngợm và đôi khi bướng bỉnh làm các bậc phụ huynh dễ nóng giận. Tuy nhiên, dù gặp phải bất kỳ trường hợp nào, ba mẹ cũng nên cố gắng kiềm chế cảm xúc khi dạy dỗ con, tránh để ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí là sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những lời mà ba mẹ không nên nói với con yêu của mình.

“Con chẳng làm được việc gì cả!”

động viên1

Điều ba mẹ cần làm là luôn động viên và khích lệ con trẻ. Đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tìm tòi, học hỏi và phát triển trí óc cũng như gắn kết cảm xúc giữa con trẻ với người thân. Nếu ba mẹ nói rằng “Con chẳng làm được việc gì cả!”, điều này đồng nghĩa với việc ba mẹ đang phủ định gần như tất cả mọi sự cố gắng của trẻ. Đồng thời, trẻ sẽ ngày càng ý thức rằng mình rất vô dụng, lâu dần sẽ sinh ra sự tự ti và trẻ sẽ không còn cố gắng phấn đấu để đạt được những điều mình hy vọng và mong muốn.

“Ba mẹ sắp có em rồi, không thương con nữa!”

có em1

Có thể nói đây là điều đại kỵ khi chăm sóc và đùa giỡn với trẻ. Tại sao vậy?

Trẻ em như trang giấy trắng, rất dễ tiếp thu, rất dễ tin và hiển nhiên cũng vô cùng dễ bị tổn thương bởi những lời nói đùa vô thức của người lớn. Việc gieo vào tâm trí trẻ sự ganh tỵ, giành giật chỉ mang lại hậu quả xấu không chỉ trong tính cách mà trên thực tế, đã có nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra cho những đứa em chỉ vì các bé không ý thức được hậu quả của việc mình làm. Các bé chỉ đơn giản nghĩ rằng “Không có em thì ba mẹ sẽ thương mình hơn”. Do đó, ba mẹ không nên chỉ vì môt phút đùa giỡn mà mang lại kết quả xấu cho những đứa con yêu quý của mình.

“Tất cả là lỗi của con, vì con mà…..”

Ba mẹ không nên lúc nào cũng quy chụp và khẳng định rằng trẻ sai. Điều cần làm khi phát hiện trẻ phạm phải một sai lầm nào đấy là hãy lắng nghe trẻ nói. Trẻ cũng như người lớn, cần có cơ hội để giải bày, tránh tình trạng trẻ oan ức nhiều lần sẽ dẫn đến tâm lý bất cần; nghiệm trọng hơn là sự kích động trong tương lai, gây nên những việc làm xấu.

mắng1

“Phải chi con được như anh (chị)….”

Đừng so sánh! Đó là điều cha mẹ tuyệt đối phải ghi nhớ. Trẻ nhỏ không cần được mang ra so sánh với bất kỳ ai, dù đó là anh chị em trong nhà. Hành động này không những không giúp trẻ noi gương và tiến bộ hơn mà ngược lại, còn sinh tâm lý ganh ghét, đố kỵ, lâu dần sẽ tạo nên khoảng cách với chính người được mang ra làm đối tượng so sánh với trẻ. Đồng thời việc làm này còn hình thành nên tính cách tự cao tự đại nếu trẻ giỏi khía cạnh nào đó, hoặc sinh ra tâm lý tự ti, thu mình lại trong tương lai.

Các bậc phụ huynh nên cân nhắc thật kỹ trước khi nói điều gì với trẻ. Trẻ con thường tiếp nhận và ghi nhớ rất nhanh. Tuy nhiên, trẻ lại không có khả năng sàng lọc thông tin nên thường tin vào tất cả những lời nói đó, lâu dần hình thành những mảng tính cách khác nhau. Với những lời khuyên trên đây, nuoicuti mong rằng các ba mẹ sẽ yêu thương, chăm sóc và nuôi dạy trẻ thật tốt.