Chăm trẻ từ 1 đến 3 tháng, mẹ không nên lo điều gì??


Với các mẹ mới sinh con lần đầu, việc chăm sóc trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên, trẻ có nhiều biểu hiện lạ về sức khỏe cũng như thói quen sinh hoạt có thể khiến các mẹ hoang mang. Vậy, trong giai đoạn đầu đời ấy của trẻ, mẹ không nên lo lắng điều gì?

Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ

khó ngủ1Mẹ không nên lo lắng khi thấy con yêu thường xuyên trằn trọc khó ngủ về đêm, thậm chí còn quấy khóc. Một số trẻ còn rất tỉnh ngủ, trẻ có thể thức dậy nửa chừng chỉ vì một vài âm thanh không đáng kể. Đó là biểu hiện sinh lý rất bình thường ở trẻ. Chỉ sau một thời gian ngắn, biểu hiện này sẽ mất dần đi. Thay vào đó, trẻ sẽ ngủ ngon hơn và sâu giấc nữa. Trường hợp nếu con yêu của bạn không gặp phải vấn đề này thì xin chúc mừng, bạn thật sự rất may mắn!

Trẻ hay gồng người, vặn mình

Một số mẹ có quan niệm trẻ thiếu canxi nếu hay vặn mình, gồng người. Thực tế không phải vậy. Giai đoạn mới sinh, hệ thần kinh của trẻ đang phát triển mạnh mẽ nên các hoạt động vặn mình chỉ là một trong những biểu hiện sinh lý rất bình thường và an toàn, không mang lại bất kỳ tác hại nào, cũng như không nói lên bất kỳ biểu hiện bệnh lý nào.

vặn mình1

Trường hợp mẹ thấy trẻ vặn mình liên tục kèm theo một số biểu hiện khác như chậm tăng cân, thường xuyên trằn trọc khó ngủ kể cả ngày hay đêm, hay trớ sữa sau khi bú,….thì mẹ nên bổ sung Vitamin D cho trẻ với liều lượng hợp lý, tương đương 400IU/ngày.

Trẻ liên tục bị nấc cụt

nấc1

Việc truyền xung thần kinh giữa cơ hoành, cơ bụng với trung khu thần kinh ở não, giúp cho việc hô hấp được thuận tiện hơn. Đây là một trong những biểu hiện vô hại mà trẻ thường gặp trong giai đoạn đầu sau khi sinh. Theo thời gian, biểu hiện này sẽ giảm dần và trẻ chỉ còn bị nấc cụt khi ăn quá no mà không được mẹ hỗ trợ ợ hơi. Do đó, mẹ có thể lưu ý úp bàn tay lại, vỗ nhẹ vào lưng, ngay vị trí sau bả vai cho trẻ sau khi cho bú.

Trẻ đi phân hoa cà hoa cải

Trong những tháng đầu tiên, trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì biểu hiện phân hoa cà hoa cải là hoàn toàn dễ hiểu. Đó là đặc tính của việc hấp thu sữa mẹ qua hệ thống tiêu hóa non nớt, chưa hoàn thiện của trẻ. Mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp phân của trẻ có chất nhầy hoặc có màu lạ, có lẫn những tia máu thì mẹ mới nên cho trẻ đến bác sĩ để được thăm khám tốt nhất.

Trên đây là một số vấn đề thường gặp nhất khi trẻ bước sang môi trường mới sau khi rời khỏi bụng mẹ. Với việc phát triển chưa mạnh mẽ về các yếu tố thần kinh, đây chỉ là những biểu hiện sinh lý, hoàn toàn không phải bệnh lý. Để an tâm hơn, mẹ có thể bổ sung vitamin hằng ngày cho trẻ, không chỉ trong 3 tháng đầu tiên mà cho đến khi trẻ được tối thiểu 2 tuổi.

Chúc mẹ chăm con thật tốt!