Có nên cho trẻ chơi điện thoại thông minh


Xã hội ngày càng phát triển cùng sự ra đời của hàng loạt công nghệ hiện đại. Trẻ em có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với ti vi và các thiết bị thông minh khác, trong đó có điện thoại. Tuy nhiên, có nên cho trẻ chơi điện thoại hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn của các bậc phụ huynh. Hãy cùng nuoicuti tìm hiểu sơ qua những mặt trái của việc này và rút ra bài học bổ ích trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ.

Smart Phone ưu việt như thế nào

dt

Hẳn các bậc cha mẹ đã quá rõ công dụng tuyệt vời của những chiếc điện thoại thông minh trong việc liên kết các mối quan hệ xã hội, đáp ứng đa dạng nhu cầu nâng cao của con người trong việc tìm kiếm và cập nhật thông tin cũng như hàng loạt kiến thức quan trọng khác. Có thể nói rằng, đó là người bạn không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng liên lạc, trao đổi công việc cũng như tâm tư tình cảm dù cách xa hàng nghìn kilomet. Bất kỳ công việc nào cũng có thể nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ những chiếc Smart Phone chỉ với vài nút bấm.

Trẻ nhỏ cũng vậy. Với một vài thao tác đơn giản, các bé có thể được tiếp cận những kênh thiếu nhi đa dạng, tìm hiểu các loài động-thực vật, nâng cao kiến thức và tầm hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nguồn tin khác nhau. Đây là sự thật không thể nào phủ nhận. Smart Phone không những hữu dụng mà thực sự có một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay.

Tuy nhiên, cái gì quá cũng thường không tốt. Và một vấn đề đã được nêu ra nhiều lần trong suốt thời gian qua, rằng “Có nên cho trẻ chơi điện thoại? Nếu có thì nên giới hạn thời gian như thế nào cho hợp lý?”

Tác hại của Smart Phone với trẻ nhỏ

Theo khảo sát trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một tỷ lệ ấn tượng về số trẻ sử dụng máy tính bảng khi chưa được 2 tuổi, chiếm đến 90%. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng lạm dụng thiết bị điện tử của trẻ nhỏ bởi những tác hại thực tế mà chúng mang lại. Cụ thể như sau:

a. Gây nghiện

Những gì Smart Phone làm được luôn đủ sức hấp dẫn với cả người lớn và trẻ nhỏ bởi sự tiến bộ tuyệt vời mà các ứng dụng công nghệ tạo ra. Trẻ nhỏ thường có thể được thỏa mãn tất cả những gì chúng cần chỉ với vài nút bấm. Qua đó, trẻ không được tiếp thu các bài học giá trị về sự điều độ, kiểm soát xung đột cũng như sự thử thách chính mình,… dần dần hình thành cá tính gây nghiện.

b. Ảnh hưởng sức khỏe

dt3

Nếu trẻ sử dụng điện thoại, máy tính bảng trước khi ngủ sẽ gây trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Ánh sáng từ màn hình thiết bị ức chế hóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ-thức tự nhiên của cơ thể.

Đồng thời, việc hạn chế di chuyển khi tập trung vào các thiết bị sẽ làm trẻ dễ dàng tăng cân, lâu dần sẽ hình thành bệnh béo phì, tiêu đường, thậm chí xác suất đột quỵ và đau tim cũng tăng lên đáng kể.

c.  Ảnh hưởng thần kinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng nghiêm trọng của các thiết bị máy tính, điện thoại đến sự tương tác thần kinh của trẻ. Đây là yếu tố gây nên các rối loạn hành vi và phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, dễ bị trầm cảm, lo ân, thậm chí là rối loạn tâm thần.

dt5

Cùng với những hạn chế về thần kinh, trẻ lạm dụng điện thoại còn có xu hướng thu mình lại, hạn chế giao tiếp với mọi người, kể cả các mối quan hệ gia đình. Lâu dần sẽ hình thành nên thói quen thờ ơ với mọi việc và tiến triển đến những phản ứng tính cách bất lợi như bạo lực, ích kỷ.

Như vậy, điện thoại có những lợi ích tích cực và cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ không tốt. Các bậc phụ huynh cần phải sáng suốt và nghiêm khắc đưa ra những biện pháp phù hợp, giới hạn thời gian sử dụng vừa đủ để trẻ tìm hiểu thông tin cho học tập hoặc thư giãn nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và các hoạt động sống diễn ra xung quanh.

Chúc các mẹ chăm con thật tốt với những chia sẻ trên đây!