Mẹo chăm sóc trẻ bị Tay- chân- miệng


Ở bài trước http://nuoicuti.com/phong-benh-tay-chan-mieng-hieu-qua/ Nuoicuti đã chỉ ra một số lưu ý để phòng bệnh Tay- chân- miệng hiệu quả. Bài này sẽ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tốt nhất khi đã bị nhiễm bệnh.

Bảo đảm dinh dưỡng

nct

Trẻ một khi đã bị nhiễm bệnh, bất kỳ là bệnh gì đều suy giảm sức khỏe đáng kể. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng cần và đủ là điều vô cùng cần thiết, góp phần thúc đẩy sự cải thiện tình trạng bệnh và sớm phục hồi.

Do đó, một khi con yêu đã bị Tay chân miệng, mẹ nên cho bé ăn các món dễ tiêu, ít có vị chua, cay nồng và uống nhiều nước mát. Với các trẻ còn nhỏ, phải được người lớn đút ăn thì không nên sử dụng muỗng cứng, tránh tác động mạnh vào các vết phồng nước bên trong thành miệng. Đồng thời, không nên cho trẻ ngậm núm vú giả.

Giữ vệ sinh thân thể

tcm2

Người lớn trước và sau quá trình tiếp xúc, chăm sóc trẻ phải luôn rửa tay sạch sẽ, mang khẩu trang y tế cẩn thận.

Trẻ cần được vệ sinh nhẹ nhàng cơ thể hằng ngày, tránh nhiễm khuẩn.

Quần áo, khăn mặt và các vật dụng thường ngày của trẻ phải được giặt giũ, chùi rửa kỹ lưỡng, trụm nước sôi hoặc dung dịch khử trùng. Đặc biệt là ly tách, chén bát, muỗng cho trẻ ăn nên sử dụng riêng, tránh lây bệnh cho những người khỏe mạnh khác trong gia đình.

Sử dụng thuốc theo chỉ định

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì mới cho uống thuốc hạ sốt. Tốt nhất là sử dụng loại thông dụng Paracetamol với liều lượng tương ứng. Ngoài ra, không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để bôi lên những vết thương ngoài da, tránh bội nhiễm.

Trường hợp trong miệng trẻ nổi nhiều bọng nước, có thể dùng nước muối loãng cho trẻ súc miệng, vừa hạn chế được tác động không tốt, vừa có tính sát khuẩn hiệu quả.

miệng

Theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh

Tốt nhất trong vòng 7 ngày kể từ lúc phát hiện bệnh, trẻ nên được theo dõi thường xuyên tình trạng diễn biến của bệnh. Trong những trường hợp cần thiết như sốt cao két dài, ói nhiều, đi loạng choạng không vững, dễ giật mình hoảng hốt,…… phải cho trẻ đi tái khám để nhận được những tư vấn chính xác, kịp thời của những người có chuyên môn.

Với những hướng dẫn như trên, mẹ có thể nắm rõ cách chăm sóc trẻ Tay- chân- miệng hiệu quả ngay tại nhà.