Một số bệnh trẻ nhỏ hay mắc phải


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất dễ bị nhiễm bệnh bởi sức đề kháng vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, những người chăm sóc trực tiếp, đặc biệt là bố mẹ cần phải nắm được một số triệu chứng, biểu hiện và cách chăm sóc cơ bản của một số bệnh dưới đây để có thể giữ trọn sức khỏe của con yêu.

Viêm đường hô hấp

zyx

Thời tiết chuyển mùa là lúc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm lạnh nhất. Qua đó, các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên….. rất hay ghi nhận ở nhóm tuổi này. Tốt nhất mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần ngực, hầu họng. Mẹ hãy đảm bảo rằng trẻ không phải tiếp xúc quá nhiều khí lạnh bao gồm cả nước và gió.

Khi thấy trẻ ho và sổ mũi kéo dài, hãy cho bé đi thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh để giúp con yêu cảm thấy dễ chịu hơn.

Bệnh tay chân miệng

Đây là một bệnh lý phổ biến, xảy ra với rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi.

Là một loại bệnh do virus Coxsackie A16 gây ra, xuất hiện nhiều vào mùa hè và đầu mùa thu; có khả năng lây thành dịch nếu tiếp xúc trực tiếp. Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường có các triệu chứng như: sốt, xuất hiện các nốt mụn nước trong miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và trên mông.

Để tránh cho trẻ không bị mắc bệnh này, mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt, thường xuyên rửa tay, chân và tất cả các dụng cụ, đồ chơi mà trẻ hay sử dụng.

Bệnh tiêu chảy do Rotavirus

tsr

Trong số các chủng virus gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ thì Rotavirus tương đối nguy hiểm và gây nên nhiều yếu tố bất lợi nhất cho sức khỏe của các bé, như: mất nước, nôn ói….

Hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus từ các nước Mỹ, Bỉ, Việt Nam với mức giá và liều dùng khác nhau. Đây là vắc xin chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Các mẹ hoàn toàn có thể bổ sung cho con yêu bằng cách liên hệ dịch vụ tại các trung tâm Y tế Dự phòng của địa phương đang sinh sống.

Bệnh sởi

Sởi là một bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể phòng ngừa cho con yêu bằng cách cho trẻ tiêm vắc xin đúng liều, đúng thời gian quy định chung của ngành Y tế. Khi mắc bệnh này, trẻ thường sốt, sổ mũi, ho và kế đến là triệu chứng phát ban.

Tuy đa số các ca bệnh sởi được ghi nhận đều thường tự khỏi sau 2 tuần, nhưng vẫn tồn tại những trường hợp biến chứng nghiêm trọng. Do đó, tiêm phòng vắc xin vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất.

wvu

Ho gà- Bạch hầu- Uốn ván

Đây là nhóm các bệnh có thể xảy ra với trẻ nhỏ, thậm chí là người trưởng thành. Tuy nhiên, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu nên khi gặp môi trường chứa mầm bệnh, trẻ thường dễ bị lây nhiễm hơn.

Vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng có thể giải quyết những lo lắng này của bố mẹ. Hãy theo dõi và cho trẻ tiêm chủng đủ liều để nhận được hàng rào bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe trong những năm đầu đời và cả trong tương lai.

Ngoài những bệnh kể trên, trẻ nhỏ còn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh khác bởi các yếu tố môi trường, tiếp xúc. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá hoang mang mà giữ chặt trẻ trong nhà và không cho trẻ ra ngoài. Với những tóm lược trên đây, nuoicuti.com mong rằng các bậc phụ huynh sẽ chú ý và chăm sóc con yêu thật tốt!