Phân biệt tình trạng phân của trẻ


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên dễ dẫn đến tình trạng rối loạn. Với mỗi bệnh lý khác nhau sẽ dẫn đến biểu hiện khác nhau trong cấu trúc phân mà trẻ thải ra ngoài mỗi ngày. Vậy, làm thế nào để phân biệt chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ thông qua dấu hiệu của phân? Chỉ cần nắm được những chia sẻ dưới đây, mẹ sẽ vững vàng hơn khi chăm sóc con nhỏ.

Phân su

1111111111

Đây là loại phân được thải ra sau khi trẻ chào đời. Phân thường có màu đen hoặc xanh đen, đặc, có vẻ dính và thường không có mùi đặc trưng. Đây là phân được tạo nên từ sự kết hợp của dịch ối, nước nhầy, các tế bào da và một số thành phần được tiêu hóa từ trong tử cung của người mẹ.

Đây là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường mà mọi đứa trẻ đều trải qua trong những ngày đầu được sinh ra. Mẹ chỉ cần chú ý và vệ sinh thật sạch sẽ cho bé.

Phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn

Sau giai đoạn ra phân su, những trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ chuyển dần trạng thái phân sang màu vàng, xuất hiện tình trạng lợn cợn nhỏ li ti gần giống hoa cà, hoa cải. Nhiều trẻ sẽ kéo dài tình trạng phân như thế này cho đến hết 6 tháng bú mẹ hoàn toàn, không bổ sung thêm bất kỳ thực phẩm nào khác. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng và cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ không tốt.

Nếu trong một vài ngày bất kỳ, phân của trẻ có lẫn thêm dấu hiệu khác thì mẹ nên tự kiểm tra và cân nhắc lại chế độ ăn khi cho con bú để có sự điều chỉnh thích hợp.

Phân của trẻ uống sữa công thức

22222222

Thông thường, các trẻ uống nhiều hoặc hoàn toàn sữa công thức sẽ thải phân nhão gần như bơ đậu phộng với các màu nâu vàng, nâu sạm hoặc nâu hơi xanh.

Khi trẻ thải phân dạng này, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy mùi khác biệt so với nhóm trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nó không thực sự nặng mùi như các bé đã bắt đầu ăn dặm.

Phân của trẻ đang ăn dặm

Khi trẻ lớn hơn, đã ăn dặm đa dạng các loại thực phẩm thì tất yếu sẽ có sự thay đổi trong cấu trúc phân thải ra. Khi đó, phân trẻ sẽ nặng mùi hơn và trở nên đặc hơn hoặc chuyển dần qua thể rắn. Màu phân cũng có sự thay đổi gần như phân của người trưởng thành.

Phân của trẻ táo bón

Nếu mẹ quan sát thấy trẻ có biểu hiện khó khăn trong quá trình đi tiêu như cảm giác đau rát hậu môn, mất nhiều thời gian hoặc nhiều ngày chưa thấy dấu hiệu đau bụng, có thể trẻ đã bị táo bón. Lúc này, phân của trẻ thường cứng, nhỏ và rất ít.

Lúc này, mẹ nên xem xét lại chế độ ăn uống, nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn những loại thức ăn mềm cùng trái cây hoặc tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

333333333333

Phân khi bị tiêu chảy

Cũng như người trưởng thành, khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ đột ngột đi phân rất lỏng, thậm chí bắn phọt ra thành tia.

Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ, đồng thời bổ sung dưỡng chất và thức ăn ấm nóng, đảm bảo vệ sinh cũng như cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ, tránh tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Phân có chất nhầy hoặc có máu

Đây được xem là hai dấu hiệu không bình thường khi trẻ đi tiêu. Một số trường hợp hoàn toàn vô hại nhưng cũng có một số vấn đề khác liên quan đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc dị ứng nặng có thể gây nên tình trạng này. Để biết được chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời, tốt nhất mẹ vẫn nên cho trẻ đi thăm khám với các bác sĩ có chuyên môn.

Như vậy, không chỉ người lớn mà chính trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có những biểu hiện thể trạng khác biệt rõ rệt thông qua các dấu hiệu phân thải ra mỗi ngày. Mẹ có thể quan sát và nhận ra điểm khác lạ để có hướng điều chỉnh và chăm sóc trẻ tốt nhất.